Có một bác sĩ luôn mang trong mình lý tưởng trong sáng và cao cả vì nhân dân, là biểu tượng cho sự cống hiến hết mình với tư duy sáng tạo và tinh thần vượt lên nghịch cảnh. Những năm tháng hoạt động trong ngành y quân đội, sát cánh trên chiến trường khốc liệt trong những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, chiến tranh biên giới Tây Nam… người anh hùng ấy không nói về mình nhiều, chỉ chủ yếu qua hồi ức của những người cùng thời. Nhưng chỉ ngần đó những câu chuyện kể về ông, người ta có thể hiểu được một vị bác sĩ quân y tài ba. Ông là người anh hùng – thầy thuốc ưu tú Lê Văn Hốt.
Tổ Quốc gọi tên mình
Bác sĩ Lê Văn Hốt sinh ra ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong một gia đình có tinh thần yêu nước sâu sắc. Vì vậy, bác sĩ được thừa hưởng những tinh hoa và chí khí của gia đình. Năm 1968, ông tốt nghiệp bác sĩ nội trú tại Học viện Quân y hệ chính quy, là niềm hãnh diện lớn lao của các bạn cùng khóa vì cánh cửa vào nội trú rất hẹp, chỉ một số rất ít sinh viên vượt qua. Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân y, giữa lúc đất nước đang trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với tinh thần Tổ quốc gọi tên mình, bác sĩ Hốt xung phong ra chiến trường.
Xa hậu phương, xa đô thị đến với chiến trường bom đạn ngày đêm, hoàn cảnh thiếu thốn, thiết bị y tế chi viện của miền Bắc không đủ để phục vụ cho chiến trường miền Nam… Lán trại rừng cây làm nơi chữa bệnh, bác sĩ không áo blouse, không lương hướng, không viện phí, không phong bì, không có thuốc gây mê,… Dường như trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy, cả thầy thuốc lẫn người bệnh đều có một sức đề kháng phi thường. Đó chính là tình đồng đội hết lòng vì nhau, vì khát khao hòa bình, vì sự sống còn của chiến cuộc,…
Dấu ấn chiến trường biên giới Tây Nam
Rồi chiến tranh chống Mỹ kết thúc thắng lợi, Nam Bắc hòa chung một nhà, bác sĩ Lê Văn Hốt trở về miền Bắc, công tác tại khoa Ngoại chung (B2 ngoại tiết niệu) viện Quân y 103.
Chiến tranh mới qua đi, ngổn ngang của cuộc chiến chưa hết, đất nước lại phải bước vào một cuộc chiến tranh mới – chiến tranh biên giới Tây Nam. Bác sĩ Hốt được điều về Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện 175 để chi viện cho chiến trường Tây Nam. Lại “cầm dao kéo” ngành y, bác sĩ không nề hà, mà sẵn sàng xông pha với tất cả sự hãnh diện, tự hào.
Những năm tháng đó, Khoa Hồi sức cấp cứu là nơi thường xuyên phải đón nhận những thương binh nặng từ chiến trường gửi về. Mỗi một chuyến xe trở về có khoảng 60-70 chiến sĩ bị thương nặng phải cấp cứu. Bác sĩ và các đồng nghiệp dốc lòng, dốc sức can thiệp thủ thuật mong cứu đồng đội.
Say mê với sự nghiệp “trồng” người
Chiến tranh biên giới Tây Nam thắng lợi, bác sĩ Hốt về Bệnh viện 103, tiếp tục sự nghiệp y đức cao cả. Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị, bác sĩ Hốt rất đam mê giảng dạy và nghiên cứu. Bác sĩ là giáo viên bộ môn Ngoại chung (tiết niệu – tiêu hóa) tại Bệnh viện 103, là thành viên hội ngoại nhi, ngoại khoa; tham gia rất nhiều hội nghị khoa học, ngoại khoa, ngoại nhi, ung thư…
Điều đặc biệt ở người thầy Lê Văn Hốt là đi dạy xuất phát từ tình thương và khao khát muốn chia sẻ kinh nghiệm. Nên không lạ khi bác sĩ tâm niệm: Khi dạy phải cầm tay chỉ việc, phải truyền đạt kiến thước bằng tình thương và trách nhiệm của người thầy thuốc và phải luôn nghĩ rằng, khi mình đi dạy cũng chính là lúc mình đi học. Thế nên, với bác sĩ, lớp học không chỉ là nơi để ghi chép mà đó là những buổi thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm…
Tự hào là bác sĩ quân y
Sau nhiều năm công tác tại Bệnh viện quân y 103, bác sĩ Hốt được cử làm Giám đốc kiêm trưởng khoa Ngoại Sản Bệnh Viện đa khoa Công lập huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Bệnh viện đa khoa huyện Bình Lục lúc đó đối diện với vô vàn khó khăn, trang thiết bị y tế sơ sài, cơ sở vật chất hầu như không có gì. Những năm đó, bác sĩ Lê Văn Hốt toàn phải sử dụng đèn pin, đèn măng sông khi thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân. Tuy nhiên, với mong muốn được khám chữa bệnh và tổ chức chiến thuật quân y mà mình đã được học, bác sĩ Hốt xác định sẽ chọn gắn bó với bệnh xá của huyện.
Ông Ng.V.Phương, nguyên chủ tịch UBND huyện Bình Lục nhớ lại: “Gần 10 năm bác sĩ Hốt ở Bình Lục cũng là những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất. Nhưng trong khó khăn, anh em chúng tôi càng gắn bó, tình cảm hơn. Ở Bình Lục, bác sĩ Hốt không những hỗ trợ điều trị bệnh, mà còn làm tốt cả y tế dự phòng, đào tạo “cầm tay chỉ việc” và trực tiếp đào tạo đội ngũ nhân viên y tế địa phương.”
Nhắc đến giai đoạn đó, bác sĩ Nguyễn Minh Thư, bạn cùng lớp tại Đại học Y Hà Nội, luôn dành cho bác sĩ Hốt nhiều cảm phục: “Dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn, ông đã từng bước gây dựng bệnh viện từ một cơ sở y tế nhỏ bé trở thành một bệnh viện dẫn đầu huyện. Thậm chí, người bệnh ở các tỉnh thành lân cận cũng phải tìm đến bệnh viện để chữa bệnh.”
Tiếp tục sự nghiệp y đức cao cả
Sau những năm tháng công tác tại Bình Lục, Hà Nam, bác sĩ Lê Văn Hốt tiếp tục học nâng cao về chuyên khoa cấp II Ngoại tiết niệu năm 2001 tại Đại học Y Hà Nội. Sau đó bác sĩ được cử làm trưởng khoa bệnh viện K Trung ương và hoạt động tại đó đến khi về chuyển về trung tâm y tế thành phố.
Bác sĩ Lê Văn Hốt được trao tặng danh hiệu “thầy thuốc ưu tú” cao quý do chủ tịch nước phong tặng và rất nhiều bằng khen, giầy khen, huân chương Lao động Nhất, Nhì, Ba… Nhiều học trò của bác sĩ trở thành những bác sĩ giỏi, công tác tại các bệnh viện trên khắp toàn quốc.
Trong khoảng thời gian về hưu, bác sĩ Hốt vẫn tham gia các cuộc hội thảo, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở; tham mưu về y học… cống hiến hết mình cho ngành y. Hiện bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa y học Quốc tế, 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội với chuyên khoa Nam học – Ngoại tiết niệu. Cụ thể:
– Tư vấn, khám chữa bệnh nam khoa
– Viêm nhiễm đường sinh dục
– Viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu
– Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn
– Ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật, ung thư bàng quang
– Rối loạn chức năng sinh lý ở nam khoa: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương.
– Vô sinh – hiếm muộn ở nam giới như: tinh trùng ít, tinh trùng yếu…
– Các bệnh xã hội như: lậu, sùi mào gà, giang mai, Chlamydia…
– Ngoài ra, bác sĩ có sở trường thực hiện các thủ thuật nam khoa như: cắt bao quy đầu, u nang mào tinh, u nang bao quy đầu, đình sản.
– Thực hiện các thủ thuật nam khoa: u nang tinh hoàn, các thủ thuật cấp cứu ngoại khoa thông thường, giúp người bệnh thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nặng nề đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Trải qua hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành y, bác sĩ vẫn không ngừng cống hiến, tiếp tục với sự nghiệp y đức cao cả, được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn, được các đồng nghiệp, học trò luôn luôn kính trọng.