Đối với phụ nữ độ tuổi sinh sản, đặc biệt những chị em đã từng sinh nở nhiều lần dễ dẫn tới sa âm đạo. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, cuộc sống người bệnh mà còn có thể dẫn tới biến chứng vô sinh. Do đó, các chị em cần biết được những thông tin cơ bản về sa âm đạo: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa giúp bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản tốt nhất. Nội dung bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nguyễn Thị Luyện– CKII- Sản phụ khoa hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
SA ÂM ĐẠO LÀ GÌ?
Sa âm đạo xảy ra khi những cấu trúc cơ nâng đỡ các tạng bên trong khoang chậu người phụ nữ bị suy yếu. Điều này khiến cho tử cung, niệu đạo, bàng quang hoặc trực tràng lệch khỏi vị trí bình thường, sa xuống ống âm đạo. Sa âm đạo thường gặp với nhiều loại điển hình khác nhau, phổ biến có:
- Sa thành âm đạo trước thường kèm theo sa bàng quang hoặc sa niệu đạo: xảy ra khi bàng quang sa xuống âm đạo.
- Sa thành sau âm đạo thường kèm theo sa trực tràng: xảy ra khi vách ngăn cách trực tràng với âm đạo có dấu hiệu suy yếu
- Sa tử cung – khi tử cung và cổ tử cung tụt từ đỉnh âm đạo về phía cửa âm đạo hoặc thậm chí qua và ngoài cửa âm đạo.
- Sa vòm âm đạo (hoặc vòng bít âm đạo) – khi đỉnh âm đạo (sau khi cắt bỏ tử cung) tụt xuống đáy âm đạo hoặc hoàn toàn bên ngoài cửa âm đạo.
CÁC MỨC ĐỘ SA ÂM ĐẠO
- Giai đoạn I: Hầu hết sa ở vị trí xa hơn 1 cm so với màng trinh
- Giai đoạn II: Hầu hết sa đoạn xa là từ 1 cm đến dưới 1 cm
- Giai đoạn III: Hầu hết sa ở vị trí xa hơn 1 cm so với màng trinh nhưng ngắn hơn 2 cm so với tổng chiều dài âm đạo
- Giai đoạn IV: Sa hoàn toàn
Theo kết quả của Bộ Y tế công bố khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh sa âm đạo sau sinh và phần lớn nằm trong độ tuổi từ 35-55 tuổi. Những phụ nữ sinh đẻ nhiều, đẻ quá sớm, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật đều dễ mắc căn bệnh này. Đặc biệt những người có tiền sử chuyển dạ kéo dài càng dễ bị sa âm đạo, sa sinh dục.
BIỂU HIỆN SA ÂM ĐẠO CẦN THĂM KHÁM
Thông thường chị em bị sa âm đạo ở mức độ nhẹ sẽ rất ít dấu hiệu lâm sàng nhận biết. Tuy nhiên, khi sa âm đạo ở mức độ nặng sẽ tùy thuộc vào cơ quan bị sa mà các biểu hiện có thể khác nhau, gồm có:
- Cảm giác khó chịu xuất hiện bên trong ống âm đạo
- Có khối sa nhô ra phía cửa âm đạo
- Ra khí hư có màu trắng loãng hoặc nhầy như nước mũi, đôi khi có thể kèm theo chảy máu âm đạo bất thường.
- Người bệnh cảm thấy nặng nề, đau tức vùng bụng dưới và vùng xương chậu
- Cảm giác vướng, cộm khi ngồi
- Đau nhức vùng thắt lưng
- Tiểu tiện khó khăn, thường xuyên buồn tiểu, tiểu không hết
- Chảy máu âm đạo bất thường không phải do kinh nguyệt
- Hiện tượng rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười
- Đau khi quan hệ tình dục
MỨC ĐỘ NGUY HIỂM
Sa âm đạo nếu như không sớm thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe và sức khỏe sinh sản của người bệnh, có thể kể đến như sau:
- Tình trạng sa âm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây viêm loét cổ tử cung, viêm loét khối sa.
- Ảnh hưởng tới hệ tiết niệu, nguy cơ khó tiểu, bí tiểu, són tiểu, nhiễm trùng toàn bộ đường tiết niệu
- Biến chứng viêm nhiễm toàn bộ cơ quan sinh dục, viêm vùng chậu, viêm phần phụ, viêm tắc ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh- hiếm muộn.
- Sa âm đạo mức độ nặng kèm theo sa tử cung các khối sa có thể bị viêm loét, hoại tử nhiều… điều này có thể dẫn tới việc loại bỏ một phần nào đó, thậm chí cả tử cung để tránh nguy hiểm tới tính mạng.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SA ÂM ĐẠO
Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện cho biết: để khắc phục tình trạng sa âm đạo cần tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay đối với hỗ trợ điều trị sa âm đạo có thể lựa chọn các phương pháp khắc phục bao gồm: thay đổi lối sống, tập luyện, điều trị nội khoa kết hợp theo dõi sát sao hoặc phẫu thuật, cụ thể như sau:
- Đối với các trường hợp sa âm đạo mức độ nhẹ có thể áp dụng thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế làm việc nặng. Áp dụng các bài tập cơ sàn chậu nhằm mục đích hỗ trợ âm đạo, bàng quang và các cơ quan khác trong khoai chậu.
- Điều trị nội khoa: Được chỉ định ở những người bệnh mắc chứng sa âm đạo kèm theo viêm nhiễm phụ khoa tại tử cung, vùng chậu…. tùy vào bệnh lý cụ thể mà bác sĩ chỉ định thuốc chuyên khoa tây y đặc hiệu tiêu viêm, loại bỏ triệu chứng. Kết hợp công nghệ ánh sáng sinh học tiêu viêm tại chỗ không cần dùng đến kháng sinh toàn thân, không làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Điều trị ngoại khoa: Trường hợp sa âm đạo nặng hơn có thể áp dụng phẫu thuật nâng vòng âm đạo giúp nâng đỡ tử cung. Mục đích phẫu thuật nhằm phục hồi hệ thống nâng đỡ tử cung, nâng bàng quang, làm lại thành trước, thành sau âm đạo, khâu cơ nâng hậu môn và tái tạo tầng sinh môn. Phương pháp này giúp ngăn chặn không cho khối sa rơi xuống phía dưới.
Chú ý: để đạt được hiệu quả hỗ trợ điều trị như mong muốn, người bệnh cần hỗ trợ điều trị đúng và đủ liệu trình theo chỉ định bác sĩ. Cần kiêng quan hệ tình dục cho tới khi khỏi bệnh.
TẠI SAO NÊN CHỌN PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Y HỌC QUỐC TẾ
Phòng khám Đa Khoa Y học Quốc Tế-trực thuộc quản lý của Sở Y tế đơn vị tiên phong trong thăm khám và hỗ trợ điều trị các bệnh lý phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản, hỗ trợ điều trị hiệu quả sa âm đạo; thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung với:
- 100% thạc sĩ, bác sĩ chuyên sản phụ khoa 1, 2 cấp cao hơn 20 năm kinh nghiệm trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị.
- Sau khi điều trị bằng phác đồ tây y, người bệnh được hỗ trợ với bài thuốc y học cổ truyền nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa tái phát
- Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa.
- Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế
- Tận tâm, uy tín, trách nhiệm.
- Mô hình khám chữa bệnh “1 bác sĩ- 1 y tá- 1 bệnh nhân”
- Thông tin cá nhân người bệnh bảo mật
- Chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của Bộ Y tế
- Nhiều ưu đãi khám lớn dành cho người bệnh
Mọi thắc mắc về tình trạng sa âm đạo, bạn hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn hoặc có thể gọi theo số 082.285.6886 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.